Hiệu chỉnh điểm cảm ứng bị lệch cho Màn hình HMI sau thời gian dài sử dụng hoặc thay mới
Cấu tạo màn hình cảm ứng hmi
Màn hình cảm ứngHMI thường được cấu tạo bởi các bộ phận sau:
Bo nguồn
Bo CPU
Bo giao tiếp truyền thông
Phần hiển thị LCD
Phần cảm ứng hay còn gọi là tấm cảm ứng
Các môđun mở rộng khác,…
Phần cảm ứng của HMI có dễ hư hỏng hay không?
Tấm cảm ứng là một bộ phận được sử dụng nhiều nhất một trong màn hình HMI, do vậy chúng sẽ là bộ phận dễ hư hỏng nhất. Thông thường các nguyên nhân hư hỏng bắt nguồn từ việc chúng ta sử dụng màn hình không đúng cách, nhấn quá mạnh hoặc nhấn quá nhiều vào một điểm trong thời gian dài dẫn đến màn hình bị liệt điểm cảm ứng hoặc có thể không nhấn được, một số trường hợp còn bị lệch điểm.
Các triệu chứng hư hỏng cảm ứng
Nhấn không ăn, cảm ứng không có tác dụng
Nhấn bị lệch điểm, nhấn vị trí này nhưng tác động ở vị trí khác
Chỉ nhấn được một số điểm nhất định
Cảm ứng không có tác dụng
Cảm ứng bị lệch điểm hoặc không có tác dụng có calib, sửa chữa được không?
Việc sửa chữa và thay thế Tấm cảm ứng cho màn hình HMI cũng khá đơn giản. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp sau khi thay cảm ứng xong chúng ta cần phải hiệu chỉnh lại giá trị điện trở. Việc này xảy ra rất nhiều ở màn hình của các hãng có phần cảm ứng dạng điện trở như: Siemens MP, TP, Delta, Hitech, Easyview, Weinview, Redlion,…
Thay cảm ứng và calib, hiệu chỉnh lại điểm cảm ứng
Thay tấm cảm ứng, mặt cảm ứng mới là phương án nhanh và hiệu quả nhất để xử lý các vấn đề liên quan đến hư hỏng cảm ứng hay lệch điểm trên màn hình công nghiệp.
Mời bạn xem video hướng dẫn calib, hiệu chỉnh điểm cảm ứng cho màn hình HMI Hitech
Những màn hình HMI trong công nghiệp mà A.S.C VN đã từng sửa chữa?
Màn hình Proaface: Các dòng GP2000, GP3000, GP4000, GP37W2, Máy tính công nghiệp IPC
Màn hình Mitsubishi: GOT A900, F900, GOT1000, GOT2000
Màn hình Siemens: MP, TP, KTP, Smart700, Màn hình CNC Sinumerik,…
Màn hình Hitech PWS: Các mã PWS6500, PWS6600, PWS6700, PWS6800, PWS6A00,…
Màn hình Chiller: Trane CH530: LCD, Cảm ứng, bo CPU
Đội ngũ kỹ sư Tự động hoá và chuyên ngành Điện điện tử của A.S.C VN
Được thành lập từ năm 2013 với nòng cốt ban đầu là 03 kỹ sư chuyên ngành tự động hoá điều khiển, đến nay chúng tôi đã kết nối và đào tạo cho hàng chục cán bộ, kỹ sư, các cộng tác viên lành nghề chuyên về lập trình, sửa chữa, cải tạo máy móc thiết bị trong công nghiệp đặc biệt là các thiết bị: PLC, Màn hình HMI, AC Servo, Biến tần, Bo mạch,…
Với phương châm chất lượng và uy tín lên hàng đầu, chúng tôi luôn mong mỏi sẽ mang tới cho Quý khách hàng một dịch vụ chất lượng nhất.